Tiêu chí đánh giá chất lượng sơn nano
Sơn nhà nano hay các loại sơn phủ nano dùng trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện thoại… về cơ bản đều có chung đặc điểm và ứng dụng, giúp bề mặt công trình trở nên sáng bóng, chống trầy xước, thấm nước và các tác nhân bụi bẩn, ngoại lực. Để đánh giá chất lượng của một sản phẩm sơn nano, người ta thường dựa vào 7 tiêu chí dưới đây.
1. Xuất xứ
Những loại sơn nano có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng bao giờ cũng được đánh giá cao hơn những loại sơn nano không rõ nguồn gốc hoặc nguồn gốc không rõ. Chất lượng của sơn nano từ các quốc gia Mỹ, Đức, Nhật được cho là tốt nhất, và đây cũng chính là những dòng sơn nano cao cấp được khuyến khích sử dụng.
2. Độ dày
Độ dày của sơn nano được tính bằng đơn vị Micromet. Độ dày tỷ lệ thuận với khả năng bảo vệ của lớp sơn nano, nghĩa là độ dày càng lớn thì lớp sơn nano càng tốt và ngược lại. Hầu hết độ dày của lớp sơn nano đều được thông báo chi tiết trong bảng thông số kỹ thuật trên từng sản phẩm.
3. Độ cứng
Độ cứng của sơn nano được tính bằng đơn vị H. Độ cứng càng cao thì khả năng chống trầy xước của lớp sơn nano càng lớn. Chẳng hạn sơn nano có độ cứng 5H sẽ chống trầy xước tốt hơn sơn nano có độ cứng 3H.
Khi phủ sơn nano lên xe, nếu bị đá dăm nhỏ bắn vào, móng tay hay vật nhọn cào… thì xe sẽ không bị trầy xước. Trường hợp xảy ra va đập mạnh hơn thì có thể bị trầy, nhưng vết trầy không sâu, có thể khắc phục bằng máy đánh bóng. Đó chính là lý do sơn nano được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy.
4. Độ bền
Được tính bằng khoảng thời gian mà lớp sơn nano bám trên bề mặt cần sơn. Trong điều kiện khí hậu mát mẻ và trong lành như ở Mỹ, Đức, Nhật… thì sơn nano có thể bám tốt trên bề mặt tới 5 năm mà vẫn giữ được độ sáng bóng. Ngược lại, với điều kiện khắc nghiệt (nắng, nóng ẩm, mưa nhiều) như ở Việt Nam thì thời gian có thể bị rút ngắn đi. Do đó, tốt nhất nên lựa chọn những dòng sơn nano cao cấp để có thể đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài.
5. Chống bám nước, bám bụi
Bất kỳ sản phẩm sơn nano nào cũng có khả năng chống bám nước, bám bụi. Nước sẽ không chảy loang hay thấm vào bề mặt sơn, mà sẽ đọng lại thành từng giọt, dễ dàng lau chùi và làm khô. Tương tự như vậy, với bụi bẩn, có thể làm sạch chúng bằng khăn lau hoặc nước sạch mà không cần tới hóa chất tẩy rửa.
6. Chống ăn mòn
Sơn nano không bị ăn mòn bởi axit trong nước mưa hay hóa chất trong các dung dịch tẩy rửa.
7. Không xuất hiện vết nứt chân chim
Sau một thời gian sử dụng, lớp sơn nano không xuất hiện các vết nứt, đường rạn nhỏ (vết chân chim) trên bề mặt sơn, nhờ đó giúp bề mặt luôn trong tình trạng… thẩm mỹ nhất.